Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

DỊCH VỤ THỬ NGHIỆM THỰC PHẨM

Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện bởi VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DEMING

Các sản phẩm thực phẩm cần phải kiểm nghiệm để kiểm soát chất lượng từ quá trình sản xuất thực phẩm đó. Và để công bố sản phẩm thì việc lên chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm phải thật chính xác. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lĩnh vực kiểm nghiệm thực phẩm:

1. Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

Kiểm nghiệm thực phẩm là một trong những hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm để từ đó giữ vững uy tín, thương hiệu của nhà sản xuất cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

2. Tại sao cần phải tiến hành Kiểm nghiệm thực phẩm 

Kiểm nghiệm thực phẩm có vai trò vô cùng quan trọng. Kiểm nghiệm thực phẩm là việc bắt buộc phải thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, trong đó bao gồm:

- Kiểm nghiệm nguyên liệu để đánh giá rằng nguyên liệu đạt chỉ tiêu chất lượng hay không. Nguyên liệu thực phẩm là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này.

- Kiểm nghiệm thành phẩm và bán thành phẩm nhằm khẳng định rằng phương pháp sản xuất đã tối ưu hay chưa, đảm bảo an toàn thực phẩm hay chưa?

- Kết quả kiểm nghiệm là minh chứng chứng tỏ sản phẩm của nhà sản xuất thực phẩm có điểm nào nổi trội hơn.

- Kiểm nghiệm sản phẩm để đánh giá hạn sử dụng (self life) của sản phẩm

- Kiểm nghiệm sản phẩm thành phẩm lưu thông trên thị trường để đánh giá chất lượng sản phẩm, điều kiện bảo quản và đảm bảo chất lượng của sản phẩm đến tay người tiêu dùng

- Kiểm nghiệm thực phẩm là một khâu không thể thiếu trước khi chúng ta tiến hành để phục vụ cho tự công bố, công bố sản phẩm. Nhà nước sử dụng kiểm nghiệm sản phẩm để đánh giá chất lượng sản phẩm phục vụ thanh kiểm tra theo định kỳ và đột xuất.

- Kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm định kỳ theo yêu cầu của các chuẩn mực của các hệ thống đánh giá an toàn vệ sinh thực phẩm như HACCP, ISO 22000…



3. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu gì?

Khi kiểm nghiệm thực phẩm, thông thường sẽ tiến hành kiểm nghiệm các nhóm chỉ tiêu sau (những chỉ tiêu khác nhau có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm):

Phân tích thành phần dinh dưỡng (Nutrition Fact theo yêu cầu của FDA 2017)

- Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

- Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ

- Kiểm nghiệm Vi sinh

- Kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại

- Kiểm nghiệm dư lượng thuốc thú y và chất kháng sinh

- Phân tích độc tố vi nấm

- Kiểm nghiệm vitamins

- Kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa

- Kiểm nghiệm bao bì thực phẩm

- Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung

- Kiểm nghiệm nước

- Kiểm nghiệm mỹ phẩm

- Kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu

- Kiểm nghiệm kiểm định thủy sản và sản phẩm thủy sản

- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản thực phẩm

- Kiểm nghiệm thực phẩm đóng hộp

- Kiểm nghiệm đồ uống có cồn

- Kiểm nghiệm dầu ăn

- Kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm

- Kiểm nghiệm nước giải khát, đồ uống không cồn

Ngoài ra, còn cần kiểm nghiệm các chỉ tiêu không mong muốn trong từng quá trình sản xuất cụ thể tùy thuộc vào các thành phần cấu thành nên sản phẩm của khách hàng.

4. Kiểm nghiệm thực phẩm có yêu cầu gì?

- Trung thực, khách quan, 

- Chính xác, tin cậy, kịp thời,

- Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật;



Với đội ngũ nhân sự nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kiểm nghiệm và sự liên kết với nhiều đối tác chiến lược, Viện năng suất chất lượng Deming đã và đang thực hiện các chỉ tiêu trên, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng trong quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm của khách hàng. Mọi thắc mắc và nhu cầu về kiểm nghiệm thực phẩm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline/zalo: 0905 527 089

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2022

XU HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - VIETCERT

💥   Nông nghiệp hữu cơ tại nước ta hiện đang có xu hướng phát triển khá nhanh. Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống nông nghiệp luân canh chủ yếu dựa vào phân bón có nguồn gốc hữu cơ, phế phẩm từ gia súc gia cầm, từ phế phẩm động vật, thực vật được xử lí đúng quy định, … có tác dụng tăng độ phì nhiêu cho đất bằng nhóm cây trồng có tác dụng cải tạo đất. Nhấn mạnh vào các kỹ thuật luân canh giống cây trồng, kiểm soát dịch hại sinh học, sử dụng xen canh cây trồng khắc chế dịch hại, hoặc khuyến khích sự tồn tại động vật là thiên địch của sâu bệnh dịch hại.

💥   Xu hướng này dựa trên việc khai thác hợp lý các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và các chu trình khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, thay vì chỉ hướng đến sử dụng vật liệu tổng hợp từ bên ngoài. Hệ thống này hướng đến sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và làm cỏ bằng biện pháp cơ học.


💥    Hệ thống sản xuất này được thừa nhận khi đảm bảo được các hình thức canh tác sau:

 🌾  Hữu cơ hoàn toàn (100% organic): không thêm một chất hóa học nào khác.

🌾 Hữu cơ (Organic): có trên 95% chất hữu cơ được sử dụng.

🌾 Sản xuất với thành phần hữu cơ: có ít nhất 70% hữu cơ được sử dụng.

🌾 Có thành phần hữu cơ: dưới 70% hữu cơ được sử dụng.

💥    Cách hiểu đúng về sản phẩm sạch và sản phẩm hữu cơ:

🌽 Cả 2 loại sản phẩm đều giống nhau về bản chất đều là sản phẩm an toàn với sức khỏe, nhưng khác nhau về phương pháp canh tác.

🌽 Sản phẩm sạch: Nói chung vẫn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc cỏ có nguồn gốc tổng hợp, kể cả các giống cây trồng biến đổi gen. Tuy nhiên, quy trình sản xuất phải được ghi chép cẩn thận, có thể truy nguyên nguồn gốc và khi kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm được sử dụng liên tục thì dư lượng chất cấm nằm ở ngưỡng chấp nhận theo tiêu chuẩn tương ứng. Đồng thời, hoạt động sản xuất cũng không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm  sản xuất phải đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGap… và tiêu chuẩn này sẽ liên tục thay đổi theo yêu cầu bảo vệ sức khỏe của cơ quan ban hành.

🌽 Sản phẩm hữu cơ: Quá trình canh tác luôn được theo dõi và kiểm soát, luôn tuân thủ quy trình quản lí theo tiêu chuẩn hữu cơ và được các tổ chức uy tín chứng nhận và kiểm soát định kỳ hằng năm.

💥    Chất lượng, độ dinh dưỡng và độ an toàn của thực phẩm hữu cơ:

🍎 Thực phẩm hữu cơ cho thấy sự khác biệt rõ ràng về chất dinh dưỡng thiết yếu (vitamin, chất chống oxi hóa, omega-3…), ít nguy hại về kim loại nặng, khuẩn E-coli và Salmonella. Nhưng ta không thể đánh giá chất lượng và độ dinh dưỡng của quá trình canh tác này và quá trình canh tác khác với mức độ 100% vì còn rất nhiều các yếu tố liên quan đến kết quả tổng thể. Ví dụ: Quá trình lấy mẫu thử nghiệm, thời điểm lấy mẫu của sản phẩm, thời kỳ sinh trưởng của sản phẩm. Tuy nhiên đối với các sản phẩm sản xuất từ quá trình canh tác sản xuất hữu cơ luôn đảm bảo thời điểm thu hoạch đúng với quá trình phát triển sinh học của cây trồng, khi đó hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm ở mức cao và ổn định nhất.

🍎  Với phương thức canh tác làm việc với chu trình tự nhiên, bảo toàn và làm phong phú hệ sinh thái nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ sẽ mang lại lợi ích không chỉ đối với sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng, mà còn góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững nền nông nghiệp.

Vì một nền nông nghiệp sạch – vì một tương lai bền vững.!

 


🔊🔊🔊  Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp ChuẩnHợp Quy VietCert hiểu được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của lĩnh vực trên, VietCert đã hoàn thiện các năng lực và cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tư vấn xây dựng và đánh giá chứng nhận lĩnh vực sản xuất sản phẩm theo hướng nông nghiệp hữu cơ.

VIETCERT tự hào là một trong những tổ chức đánh giá sự phù hợp đầu tiên được chỉ định chứng nhận về lĩnh vực Nông nghiệp hữu cơ.

Quý khách hàng cần tư vấn hỗ trợ, vui lòng liên hệ Hotline: 0905 527 089

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NHẬP KHẨU - VIETCERT

I.Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu là gì?

Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu là việc doanh nghiệp làm thủ tục kiểm tra chất lượng của thực phẩm nhập khẩu đạt tiêu chuẩn để đủ điều kiện thông quan. Tiêu chuẩn này có thể là quy chuẩn kỹ thuật đã có, hoặc là phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.


Nói cách khác, kiểm tra thực phẩm nhập khẩu là việc doanh nghiệp kiểm tra chất lượng và công bố chất lượng thực phẩm nhập khẩu đối với cơ quan hữu quan và người tiêu dùng rằng sản phẩm thực phẩm mà công ty đang nhập khẩu đã đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Việt Nam.

Vậy sao phải tiến hành kiểm tra thực phẩm nhập khẩu?

Hiện nay, trên thị trường, ngoài các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam còn có rất nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài được gọi chung là thực phẩm nhập khẩu. Để quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm này, các cơ quan quản lý tại Việt Nam phải đảm bảo chất lượng của các loại thực phẩm đó trước khi đưa ra thị trường sử dụng.

Do đó, việc kiểm tra thực phẩm nhập khẩu có các mục đích quan trọng như:

-       Đảm bảo thực phẩm nhập khẩu đạt chất lượng và đủ điều kiện nhập khẩu theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.

-       Tạo dựng lòng tin với khách hàng về việc chất lượng sản phẩm là đạt chuẩn để phục vụ cho công tác bán hàng, marketing, quảng cáo.

-       Đảo bảo an toàn cho người tiêu dùng.

 



II. Phương thức kiểm thực phẩm nhập khẩu

Toàn bộ quy trình kiểm tra thực phẩm nhập khẩu sẽ được tiến hành theo Điều 16 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Theo đó, hướng dẫn luật an toàn thực phẩm quy định phương thức kiểm tra thực phẩm nhập khẩu bao gồm:

·         Phương thức thứ nhất: Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.

·         Phương thức thứ hai: Phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.

·         Phương thức thứ ba: Phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.

Hồ sơ kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

III. Hồ sơ kiểm tra thực phẩm:

-       Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu được quy định tại biểu mẫu số 04, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;

-       Bản tự công bố sản phẩm;

-       Tờ khai hải quan

-       Danh mục hàng hóa (Packing list)

-       Vận đơn (Bill of Lading)

-       Hóa đơn (Invoice)

-       Hợp đồng ngoại thương

-       Kết quả thử nghiệm của sản phẩm

-       Hồ sơ tự công bố của sản phẩm

Kiểm tra nhà nước thực phẩm là công việc không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của các doanh nghiệp. Nhằm giúp doanh nghiệp giải đáp thắc mắc, các chuyên gia tư vấn tại Vietcert sẽ cung cấp thông tin và hướng dẫn doanh nghiệp để có thể tự tin và tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối vối sản phẩm. Vietcert cung cấp chứng thư chứng nhận thực phẩm nhập khẩu và hỗ trợ doanh nghiệp công bố và kiểm tra nhà nước thực phẩm nhập khẩu. 

Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ xin Quý khách hàng liên hệ đến số hotline/zalo của Vietcert

☎☎ Hotline & Zalo: 0905 527 089